Chóe Cúng Thờ Men Rạn Đắp Nổi Họa Tiết Hoa Sen
Chóe Cúng Thờ Men Rạn Đắp Nổi Họa Tiết Hoa Sen được thiết kế có hình dạng là một chiếc hũ mô phỏng lại chiếc tháp đựng gạo ngày xưa thường xuất hiện trong gia đình quan lại, địa chủ. Sản phẩm gồm hai phần là phần hũ và phần nắp đậy. Sản phẩm được làm từ men rạn là loại men được hình thành do lợi dụng độ co giãn giữa men và xương gốm mà tạo thành vết rạn với đủ loại kích cỡ. Điểm đặc biệt là sản phẩm có màu sắc trắng ngà tạo cảm giác cổ xưa.

Ý nghĩa của chóe cúng thờ trên bàn thờ
Chóe thờ thường đi theo bộ 3 hũ trên các bàn thờ gia tiên. Bên trong mỗi hũ chóe sẽ đựng: muối, gạo, nước. Đây là 3 thứ không thể thiếu và cần thiết trong cuộc sống con người.
- Muối: Từ thời xa xưa, muối là tài sản quý giá và tượng trưng cho ý chí trong sạch và mạnh mẽ. Chóe thờ đựng muối thể hiện mong muốn cuộc sống sạch sẽ, no đủ, hưng thịnh.
- Gạo: Gạo là ngọc của trời. Nó biểu tượng cho sự đầy đủ và sung túc. Chọn gạo làm 1 trong 3 hũ để bàn thờ thể hiện mong muốn việc làm ăn của gia chủ phát đạt, có của ăn, của để.
- Nước: Được xem là biểu trưng của sự trong sạch và thanh cao. Nước là nguồn tài nguyên cần thiết và không thể thiếu trong cuộc sống con người. Đặt chóe thờ đựng nước với ước nguyện lòng thanh tịnh, tâm bình đẳng.
2. Vị trí đặt chóe thờ trên bàn thờ
Tùy vào mỗi gia đình mà gia chủ có thể sắp xếp 3 hũ muối gạo nước thành hình hàng ngang hoặc hình tam giác. Theo thứ tự sắp xếp thì hũ nước sẽ ở chính giữa và 2 hũ gạo muối sẽ ở 2 bên. Về vị trí đặt 3 hũ muối gạo nước, gia chủ nên đặt phía trước bát hương và sau mâm bồng. Mỗi choé thờ cách nhau khoảng 5 – 8cm.
Cách đặt chóe thờ cũng sẽ phụ thuộc vào không gian rộng hay hẹp, kích thước bàn thờ lớn hay nhỏ của mỗi gia đình. Và quan trọng loại bàn thờ đó là gì mà có các cách đặt khác nhau.
Xem thêm: