Mục lục
Ông cha ta từ xa xưa đã có câu “Đất có Thổ Công, sông có Hà Bá“. Ý nghĩa của câu thơ này xuất phát từ niềm tin vào các vị Thần. Trong mỗi gia đình, việc thờ Thần Tài Thổ Công đặc biệt quan trọng. Vậy bàn thờ Thổ Công Thần Tài có 3 ông là ai? Bên cạnh đó, chúng ta cần lưu ý gì khi thờ cúng 3 ông Thần này. Cùng Tìm hiểu với Không Gian Gốm qua bài viết dưới đây nhé!

Bàn thờ Thổ Công có 3 ông là ai?
Bàn thờ Thổ Công Thần Tài gồm 3 vị Thần là những vị Thần nào? Những vị Thần này có thật sự giúp cho gia chủ buôn may bán đắt, gia đình hòa thuận hay không? Liệu mỗi vị Thần này mang ý nghĩa gì trong phong thủy? Tất cả đều sẽ có lời giải đáp sau đây:
Ông Thần Tài
Ông Thần tài là một vị thần trong tín ngưỡng cổ xưa của Việt Nam nói riêng và một số nước phương Đông nói chung. Đây là vị Thần theo quan niệm dân gian sẽ đem lại tiền tài và may mắn nếu gia đình nào thờ cúng trong nhà.

Theo truyền thuyết Trung Hoa cổ đại, Thần Tài là nhân vật lịch sử Phạm Lãi. Ông là một trung thần của Việt Vương Câu Tiễn, một trong những vị thần hết lòng phò tá vua Việt Vương trong cơn hoạn nạn. Khi thời bình, Phạm Lãi đã cùng Tây Thi (người yêu) bỏ quan trường về ở ẩn. Từ đó, Phạm Lãi trở thành một nhà thương buôn thành đạt và giàu có. Nổi tiếng nên được người người gọi là Đào Công và được tôn là Thần Tài.

Ông Thổ Địa (Thổ Công)
Thổ công hay còn gọi là Ông Địa. Theo tín ngưỡng cổ xưa thì đây là một vị Thần giữ đất, cai quản một khu vực mà vị Thần này được nhận trách nhiệm. Theo hình dáng của Thổ Công đặc trưng, đó là nét mặt tươi vui, bụng phệ, dày mình, ăn mặc xuề xòa cởi mở.

Ông Thần Tiền
Thần tài là vị Thần giúp chăm lo tiền bạc cho gia chủ, giúp gia chủ không bị hao tán tài lộc. Với hình dáng đặc trưng là khuôn mặt phúc hậu, râu dài đen nhánh, trên tay cầm một thỏi vàng lớn với ý nghĩa cai quản, phát tài.
Vị thần Tiền võ tướng là Triệu Công Minh. Thần tài được mọi người tôn kính và thờ cúng trong nhà riêng, cơ sở kinh doanh, văn phòng. Với mong muốn cầu mong làm ăn phát đạt, thuận lợi và gặp nhiều may mắn. Gia chủ cầu mong nhiều sức khỏe, tiền tài và hạnh phúc.

Những lưu ý trong thờ cúng bàn thờ Thổ Công
Để bày tỏ lòng thành kính với Thần linh, cũng như mang lại tài lộc cho gia chủ. Những lưu ý trong việc thờ cúng bàn thờ Thổ Công luôn được ưu tiên hàng đầu. Ngoài ra, việc bài trí bàn thờ Thổ Công còn giúp gia chủ tránh những tà khí không tốt. Một số lưu ý cụ thể có thể kể đến như sau:
- Bàn thờ cúng Thần Tài, Thổ Địa được ví như bộ phận lễ tân đón khách. Vì vậy mà chúng ta không nên đặt bàn thờ ở những nơi ít người qua lại. Cần đặt ngay cửa chính, hướng quay ra bên ngoài.
- Không nên đặt bàn thờ đối diện nhà vệ sinh, bếp hoặc những nơi không đảm bảo vệ sinh.
- Không nên đặt bàn thờ phía dưới cầu thang, phòng vui chơi của trẻ nhỏ làm giảm đi sự trang nghiêm cần có của bàn thờ.
- Bàn thờ nên đặt đối diện nơi có ánh sáng, thoáng mát, sạch sẽ.
- Không nên đặt bàn thờ Ông Địa Thần Tài trên cao, hay gần bàn thờ gia tiên.

Lễ cúng trên bàn thờ Thổ Công qua các ngày
Lễ cúng Thần Tài Ông Địa có cả món mặn và món ngọt. Thông thường, lễ cúng sẽ được chia thành mâm cúng mặn, mâm cúng ngọt tùy từng thời điểm. Thông thường, chúng ta sẽ chia ra mâm cúng đồ mặn 6 tháng đầu năm, mâm cúng đồ ngọt kết hợp ăn chay 6 tháng cuối năm.
Lễ cúng Thổ Công thường ngày
Lễ cúng Thổ Công thường diễn ra vào các dịp không phải lễ, Tết, giỗ chạp sẽ vào ngày mùng 1 hoặc ngày 15. Vào những ngày này, mâm cúng Thổ Địa không cần quá cầu kỳ, nên chọn những lễ vật đơn giản.

Lễ cúng Thổ Công từ tháng Giêng đến tháng 6 âm lịch
- 5 loại quả, 5 chai rượu, một lọ hoa cúc, 5 nén hương, 2 đèn thờ, 2 điếu thuốc, gạo trắng, muối trắng và 2 quả pháo.
- Lễ vật: 1 con tôm luộc, 1 quả trứng luộc và 1 miếng thịt lợn luộc nguyên miếng.
Lễ cúng từ ngày mùng 7 đến 12 âm lịch hàng tháng
Lễ vật cúng ngày mùng 7 đến ngày 12 âm lịch hàng tháng sẽ là:
- 5 chén nước, 5 quả, 5 cây nhang, gạo, muối, 2 điếu thuốc lá, pháo vàng.
- Một trong những loại bánh: Bánh ít ngọt, bánh tét hoặc bánh chưng.
Trước khi thắp hương cần thay nước cho lọ hoa. Trong khi thờ cúng không được để chó mèo phá phách. Hàng tháng nên tắm Thần Tài, lau dọn bàn thờ vào giữa tháng hoặc đầu tháng. Khi lau phải lau bằng khăn riêng sạch, là một cái khăn chuyên dùng để lau bàn thờ.

Mua bàn thờ Thổ Công Thần Tài ở đâu?
Bạn đang tìm kiếm những mẫu sản phẩm đồ thờ Thần Tài Ông Địa được người dùng mua nhiều nhất? Bạn đang không biết cách thỉnh tượng Thần Tài Ông Địa? Hay là đang tìm kiếm một địa chỉ mua bàn thờ Thần Tài Ông Địa chất lượng tại Tp. Hcm? Vậy Không Gian Gốm Bát Tràng sẽ là lựa chọn hoàn hảo nhất dành cho bạn.

Tại đây, chúng tôi có tất cả các sản phẩm được làm từ gốm sứ Bát Tràng với đang dạng thiết kế và màu sắc khác nhau. Từ những mẫu đồ thờ cúng tâm linh, gốm gia dụng, gốm nghệ thuật, ấm chén, bát đĩa đến những sản phẩm đi kèm như hương đốt, tro nếp… Tất cả đều mang lại một giá trị vô cùng to lớn cho người sử dụng. Nhanh chân đến với chúng tôi để cho những trải nghiệm và mua sắm cực kỳ hữu ích nào!

Thông tin bài viết trên của Không Gian Gốm chúng tôi sẽ giúp gia chủ giải đáp những thông tin bên trên. Dù là hướng đặt bàn thờ, cách bài trí hay các nghi lễ liên quan thì mọi việc đều phải được thực hiện đúng phong tục và chuẩn mực. Qua đó, phải thể hiện được tấm lòng thành kính với các vị Thần. Hi vọng bạn đọc sẽ có được những thông tin hữu ích mà mình cần.