Mâm Bồng Thờ Men Họa Tiết Hoa Sen Đắp Nổi
Mâm Bồng Thờ Men Họa Tiết Hoa Sen Đắp Nổi là vật phẩm quen thuộc trên mọi bàn thờ. Mâm bồng còn được gọi với cái tên quen thuộc hơn là đĩa thờ. Mâm bồng được dùng để đặt trái cây, bánh kẹo hoặc lễ vật dâng cúng gia tiên, thần Phật. Sản phẩm có lớp men rạn độc đáo, đắp nổi các họa tiết hoa sen sống động trên bề mặt.

1. Đặc điểm của mâm bồng men rạn đắp nổi
Mâm bồng gốm sứ được chế tác với nhiều kích thước khác nhau. Tùy theo kích thước bàn thờ và quy mô mâm cúng thi mọi người sẽ linh hoạt chọn size thích hợp. Dưới đây là những ưu điểm của mâm bồng gốm sứ men rạn nổi:
- Được chế tác từ đất sét trắng, đảm bảo độ bền chắc, khó bể mẻ trong quá trình vận chuyển và sử dụng.
- Các vết rạn trên bề mặt, tạo hiệu ứng giả cổ tinh tế, sống động
- Họa tiết Long Phụng đắp nổi tỉ mỉ từng chi tiết, vẽ màu kỹ càng
- Mang ý nghĩa tâm linh và phong thủy:
+ Tập trung cát khí
+ Hóa giữ thành lành
+ Mang lại nhiều may mắn, tài lộc, thành công, giàu có cho gia chủ.
2. Cách đặt mâm quả trên bàn thờ
Mâm bồng được sử dụng cho cả bàn thờ gia tiên, bàn thờ Phật và Thần Tài Thổ Địa. Một bàn thờ thường sẽ có một chiếc đĩa thờ. Tuy nhiên tùy vào quy mô mâm cúng và điều kiện gia đình mà số lượng mâm quả thờ sẽ thay đổi:
- Bàn thờ Phật và bàn Thần Tài thường có 1 chiếc đặt bên trái theo lý thuyết “Đông bình Tây quả”
- Đối với bàn thờ gia tiên:
+ Bàn thờ 1 mâm bồng: đặt chính giữa, trước bát hương và cân xứng với bàn thờ hoặc hướng Tây
+ Bàn thờ 2 mâm bồng: đặt 2 chiếc cân xứng ở 2 bên
+ Bàn thờ 3 mâm bồng: đĩa ở giữa to hơn đựng trầu cau, tiền vàng mã; hai đĩa hai bên đựng trái cây và bánh mứt
Lưu ý: Cách sắp xếp lễ vật có thể khác nhau tùy quan điểm gia đình và tập quán văn hóa vùng.
Xem thêm: