Ngày Lễ Phật Đản là gì? Ý nghĩa ngày lễ Phật Đản?

Ngày lễ phật đản là gì?

Mục lục

Ngày lễ Phật Đản là một trong những lễ hội văn hóa, tâm linh lớn nhất của Phật tử. Đây là ngày kỷ niệm Đức Phật Thích Ca Mâu Ni được sinh ra ở thế kỷ thứ VII trước công nguyên. Đức Phật sinh ra trong một hình hài của một nhân vật lịch sử.

Phật đản sanh
Phật đản sanh

Ở Việt Nam, lễ Phật Đản từ lâu đã trở thành một lễ hội lớn. Lễ hội được giáo hội phật giáo Việt Nam tổ chức một cách hoành tráng và trang trọng. Ngày Phật Đản còn được coi là “mùa Phật Đản” để mọi người cùng nhau hòa chung niềm vui với các Phật tử trên thế giới mừng ngày Đức Phật ra đời.

Ngày lễ Phật Đản là ngày nào?

Lễ phật Đản là một trong ba ngày lễ lớn nhất trong năm của đạo Phật ( Phật Đản, Vu Lan, Thành Đạo). Trước năm 1959 các nước Đông Á thường tổ chức ngày lễ Phật Đản vào ngày 8 tháng 4 âm lịch. Tuy nhiên tại Đại Hội Phật Giáo thế giới đầu tiên tại Colombo vào năm 1950. Có 26 nước thành viên đến từ 26 quốc gia đã thống nhất lấy ngày rằm tháng tư tức là ngày 15 tháng 4 âm lịch. Là ngày chính thức của Phật Đản quốc tế. 

Ngày lễ Phật Đản là ngày nào?
Ngày lễ Phật Đản là ngày nào?

Từ năm 1999, ngày 15/4 (âm lịch) hằng năm được liên hợp quốc công nhận là ngày lễ hội văn hóa tâm linh thế giới. Do đó, hiện nay ở nước ta ở một số hội phật giáo tổ chức Phật Đản theo ngày Phật Đản Quốc Tế. Còn một số hội phật giáo khác thì tổ chức theo ngày truyền thống là ngày 8/4 (âm lịch). Nên vì thế thường ở Việt Nam sẽ có lễ Phật Đản trong 1 tuần, từ ngày 8/4 đến 15/4 âm lịch.  

Đối với Việt Nam cũng như nhiều các quốc gia khác trên thế giới. Khi bắt đầu tháng tư âm lịch sẽ tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, cộng động được tổ chức nhằm kỷ niệm ngày lễ Phật Đản. Thì trong tâm niệm cúng dường Đức Phật và cầu nguyện sự hòa bình, chúng sinh an lạc. 

Ý nghĩa của ngày lễ Phật Đản?

Vào ngày lễ Phật Đản, phật tử thường vinh danh Tam bảo: Phật, Pháp, Tăng (qua các hình thức như : dâng cúng, tặng hoa, nghe thuyết giảng), ăn chay, phóng sinh, làm việc từ thiện. Tặng quà, tặng tiền cho những người có hoàn cảnh khó khăn.

Theo truyền thống, đại lễ Phật Đản ở Việt Nam được giáo hội Phật giáo tổ chức rất trang trọng, thành kính với quy mô hoành tráng. Lễ chính thức được tổ chức vào ngày rằm tháng tư âm lịch. Giáo hội và các chùa ở các tỉnh thành trên cả nước thường tổ chức các hoạt động như: diễu hành xe hoa, dựng lễ đài tổ chức văn nghệ, nghi thức tắm phật, thả đèn hoa trên sông, nghe giảng phật,… Để những phật tử tưởng nhớ kỷ niệm ngày sinh thành của Đức Phật. 

Ý nghĩa lễ Phật đản sanh
Ý nghĩa lễ Phật đản sanh

Bên cạnh đó, đại lễ Phật Đản không chỉ tổ chức để tôn vinh Đức Phật. Mà là muốn nhìn lại cuộc đời của Đức Phật trên phương diện là một con người lịch sử cùng với những lời dạy sâu sắc của Ngài. Từ đó mỗi người sẽ tự tin nhận ra những cái sai, biết giác ngộ. Và sống một cuộc sống thoải mái, không vướng bận những lo lắng sợ hãi.

Xem thêm: 3 Ý nghĩa của tượng Phật Đản sanh và mẫu tượng Phật Đản đẹp

Mừng lễ Phật Đản nên làm gì?

Vào ngày đại lễ Phật Đản, các phật tử không được sát sinh, đều ăn chay, lau dọn trang trí bàn thờ phật. Bên cạnh đó có thể đến chùa cúng bái, làm công quả, nghe giảng thuyết để nghiệm lại cuộc đời. Sẽ giúp tâm lý thoải mái, thư giãn tịnh tâm.

Trang trí gian thờ Phật đản sanh
Trang trí gian thờ Phật đản sanh

Đi chùa 

Đi chùa là một hoạt động quan trọng mà bạn cần làm trong ngày Phật Đản. Đi chùa cầu bình an, tưởng nhớ về Đức Phật. Vào những ngày này chùa thường đông đúc, tổ chức nhiều hoạt động lễ như: thả đèn hoa đen, nghi thức tắm phật, lễ diễu hành,…

Lau dọn, trang trí bàn thờ

Các gia đình trong dịp lễ Phật Đản thường mua sắm, trang trí bàn thờ, để tỏ lòng hướng Phật. Việc làm thể hiện lòng thành kính, tâm hướng Phật. Khi làm những điều này giúp con người cảm thấy thanh thản, an nhiên, thanh tịnh hơn.

Ăn chay, niệm phật

Ăn chay là ý niệm hướng về phật , giúp tâm hồn thanh tịnh, gạt bỏ những muộn phiền. Ăn chay tích đức cho con cháu và gia đình, bên cạnh đó còn giúp tốt cho sức khỏe.

Phóng Sinh

Phóng sinh là một hoạt động mang tính nhân văn rất cao mà mọi người cần nên làm. Việc phóng sinh giảm thiểu đi sự sát sinh mà còn giúp con người có tấm lòng từ bi hỷ xả. Có cuộc sống lạc quan, vui vẻ.

Tham gia lớp giảng đạo

Thời gian gần đây, các khóa lớp giảng đạo ngày càng phổ biến. Việc tham gia khóa giảng đạo này giúp phật tử gột rửa được tâm hồn. Giúp tâm hồn trở nên thanh tịnh và cảm thấy thoải mái, yên bình hơn khi được nghe giảng dạy từ phật pháp.

Xem thêm: Mừng Đại lễ Phật Đản nên và không nên làm gì?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

***