Mục lục
Giá bàn thờ Thần Tài bao nhiêu là mối quan tâm của nhiều gia đình và cửa hàng. Trước khi chọn mua bàn thờ Thần Tài thì nhiều người cũng quan tâm vấn đề giá cả. Bàn thờ Thần Tài ngày nay được bày bán ở nhiều nơi từ chợ truyền thống đến các cửa hàng. Mức giá bán trung bình của một chiếc bàn thờ cũng rất đa dạng. Tuy nhiên, quý gia chủ nên căn cứ và điều kiện gia đình để có ngân sách hợp lý. Hãy cùng tìm hiểu những vật phẩm cần có cho bàn thờ Thần Tài qua bài viết sau đây. Sau đó hãy đưa ra quyết định nhé!
Bàn thờ Thần Tài đầy đủ
Tượng thờ Thần Tài
Trên bàn thờ Thần tài, Ông Địa nhất định phải có tượng Thần Tài Ông Địa bằng sứ để thờ. Có thể bày trí, từ ngoài nhìn vào bên trái là ông Thần tài, bên phải là Ông Địa. Thông thường, trên bàn thờ thần tài thường đi kèm với tượng thờ thêm Ông Địa. Đây là hai vị quan thường được thờ chung trên bàn thờ với nhau.

Bát hương bàn thờ Thần Tài
Giữa bàn thờ Thần tài, Ông Địa là một bát nhang, bát nhang này khi bốc phải theo một số thủ tục nhất định. Để tránh động bát nhang khi lau chùi bàn thờ, mọi người nên dùng keo 502 dán chết bát nhang xuống bàn thờ. Khi đang làm ăn tốt mà xê dịch bát nhang gọi là bị động bát nhang, mọi chuyện trở nên không tốt cho việc làm ăn của gia chủ.
Bài vị
Bài vị Thần Tài Ông Địa là một trong những vật dụng không thể thiếu trên bàn thờ ông địa. Bài vị thường đặt ở vị trí trong cùng sau lưng Thần Tài và Ông Địa. Đây là tấm bài vị ghi danh hiệu của các vị thần.

Tờ hiệu
Tờ hiệu là tờ viết tên Gia chủ và tên người được thờ. Tờ này thường in giấy vàng, chữ đỏ. Tên người được thờ được viết dọc vào ô trống ở giữa (xem hình Dị hiệu ở cuối bài). Có thể viết chữ Việt, chữ Anh, chữ Hán hoặc ngôn ngữ nào cũng được. Thí dụ lời viết dùng cho bàn thờ thần tài Ông Địa thường như sau:
Phụng thờ Thần tài Bà chúa kho (hoặc Ông Lộc, hoặc Thái Bạch tinh quân…) chư vị chân linh.
Hũ gạo, muối, nước
Trên bàn thờ cúng Thần Tài không thể thiếu những món đồ này vì nó mang lý do là vật tượng trưng cho một cuộc sống no đủ, yên ấm trong gia đình. Người ta bài trí những vật này thường xuyên trên bàn thờ và cuối năm mới thay đi. Trên bàn thờ Thần Tài nên bày cúng thêm 5 chén nước hình chữ thập. Bởi vì chúng đại diện cho ngũ hành và ngũ phương và để bàn thờ Thần Tài đẹp hơn.
Lọ hoa tươi
Trên bàn thờ Thần Tài lúc nào cũng nên có lọ hoa tươi, đặt ở phía bên phải. Đồng thời trưng bày thêm đĩa trái cây bên tay trái khi nhìn từ ngoài vào. Không được dùng hoa giả, hoa bị héo trên bàn thờ.
Tượng Cóc ngậm tiền vàng
Thờ Thần Tài, Ông Địa mỗi gia đình nên có thêm Ông Cóc để bên trái (từ ngoài nhìn vào). Sáng quay Cóc ra, tối quay Cóc vào. Theo truyền thuyết, Cóc Thiềm Thừ là linh vật 3 chân được Lưu Hải Tiên Ông thuần phục. Do đó, để hối lỗi và chuộc lại những sai lầm xưa, Thiềm Thừ đã ban phát tiền bạc cho người nghèo. Do đó, đây được xem là linh vật chiêu tài, mang ý nghĩa của sự đủ đầy, sung túc.

Ngoài cùng trên mặt đất, gia chủ nên chọn một cái tô sứ thật đẹp, nông lòng, đổ đầy nước. Sau đó ngắt những bông hoa trải trên mặt nước cái này làm Minh Đường Tụ Thủy – Một cách giữ tiền bạc khỏi trôi đi.
Bên trên bàn thờ Thần Tài, nên đặt thêm tượng Phật Di Lặc. Di Lặc Phật Vương sẽ quản lý và ngăn chặn các vị thần làm điều sai trái.
Cách bày bàn thờ Thần Tài
Phía trong bàn thờ Thần Tài
Lưng bàn thờ Thần Tài phải được dựa vào mặt tường chắc chắn, không bị nham nhở đục lỗ, rạn nứt. Ở phía trong cùng bàn thờ Thần Tài nên đặt một tấm bài vị.
Tượng Thần Tài cần được bày theo nguyên tắc “tả Thanh Long, hữu Bạch Hổ”, nghĩa là Thần tài đặt phía bên trái, còn Thổ địa đặt bên phải bàn thờ từ ngoài nhìn vào. Kế bên hơi chếch về phía dưới thần Tài và ông Địa đặt 3 hũ gạo, hũ muối và hũ nước đầy. Lưu ý, chỉ nên thay ba hũ này khi năm hết tết đến.
Xem thêm: Cách để Thần Tài Thổ Địa giúp gia chủ phát tài phát lộc
Ở giữa bàn thờ Thần Tài
Bố trí bát hương đặt ở giữa bàn thờ, tuyệt đối không được xê dịch bát hương nếu không muốn điềm xấu. Hàng ngày gia chủ nên thắp hương để cầu tài lộc, hoặc nếu không tiện về thời gian thì cần thắp hương vào các ngày rằm, mùng 1 âm lịch hàng tháng.
Về lọ hoa, cần chuẩn bị các loại hoa tươi như hoa cúc, hoa đồng tiền, hoa hồng… và đặt ở bên phía tay phải của bàn thờ. Trái cây nên chọn quả ngũ sắc, tránh quả có gai mang sát khí và được xếp vào đĩa đặt bên tay trái của bàn thờ.
Khi thờ cúng bàn thờ Thần Tài, chủ nhà cần xếp 5 chén nước trên khay. Hình dạng khay tốt nhất là khay chữ nhật nằm ngang, nếu không thì cần xếp 5 chén nước thành hình chữ thập để tượng trưng cho “ngũ phương, ngũ thổ” và ngũ hành.
Ở ngoài bàn thờ Thần Tài
Bên ngoài bàn thờ, ông cóc ngậm tiền vàng nên để bên trái nhìn từ ngoài nhìn vào. Đặc biệt, mỗi sáng thắp hương nên quay ông Cóc ra rồi tối quay ông Cóc vào để giữ tài lộc. Nhiều gia đình khi sắp xếp bàn thờ thần tài còn chuẩn bị một bát nước bằng sứ ở phía ngoài cùng, bên trong rắc cánh hoa tươi tượng trưng cho tiền tài giữ lại không trôi.

Chi tiết giá trọn bộ bàn thờ Thần Tài Thổ Địa
Quý khách có thể tham khảo chi tiết giá bàn thờ Thần Tài đẹp tại TP.HCM tại đây. Quý khách nên đến trực tiếp cửa hàng chọn mua để có đánh giá khách quan nhất nhé! Cửa hàng Không Gian Gốm luôn có sẵn các mẫu đồ thờ cho quý khách dễ dàng lựa chọn. Từ màu men đến kiểu tủ thờ, quý khách hàng đừng ngần ngại đến showroom xem bàn thờ nhé. Hoặc quý khách cũng có thể gọi hotline 0938 309 713 để được hỗ trợ tư vấn và đặt hàng..